Wikia Nhật Bản
Advertisement
Bài viết này nói về kinh nghiệm phỏng vấn khi đi xin việc làm dài hạn. Xem bài Phỏng vấn xin việc làm thêm để biết về kinh nghệm khi đi phỏng vấn xin việc làm thêm.

Trước khi đi[]

Đối với sinh viên mới ra trường, bạn không cần làm gì. Đối với người đi làm rồi, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về công ty: mảng hoạt động của họ, thông tin khái quát. Đặc biệt cần biết rõ về vị trí mình xin việc.

Đến văn phòng[]

Ở một số tòa nhà tại Nhật, tại thang máy hoặc trước cửa có một bảng nhập mật mã. Có mật mã mới vào được. Thường mình là khách đến thì mình phải bấm số theo hướng dẫn rồi gọi lên văn phòng để họ mở cửa cho mình.

Ngoài ra thì đến đa số các công ty khác thì họ sẽ có điện thoại đặt ngoài (điện thoại gọi nội bộ của họ - chỉ bấm một vài số) mà không có tiếp tân. Mình gọi điện thoại thông báo mình đến rồi họ sẽ ra tiếp mình.

Kinh nghiệm tâm lý[]

Về phỏng vấn, có lẽ bạn đã đọc những bài viết khác cụ thể và chi tiết hơn, ở đây chỉ xin lưu ý một vài điểm nhỏ mà bạn cần chú ý khi đi phỏng vấn tại Nhật.

  • Bạn là lưu học sinh, tất nhiên sẽ có những điểm mạnh mà sinh viên Nhật không có, nhưng cũng sẽ có những điểm yếu so với người Nhật, nên khi đi phỏng vấn quan trọng nhất đó là bạn phải làm cho nhà tuyển dụng thấy rằng họ cần có bạn – chính bạn - chứ không phải là bất kỳ lưu học sinh hay sinh viên Nhật nào khác. Để chứng minh được điều này bạn cần phải hiểu rõ những ưu nhược điểm của mình, cũng như biết rõ nhà tuyển dụng cần gì, và tạo ra được cầu nối giữa cái bạn có và cái nhà tuyển dụng cần.
  • Hãy là chính mình. Thông thường sai lầm của người đi xin việc là quá cố gắng để làm cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình là người mà họ cần, nên đôi khi trong vòng phỏng vấn thường chỉ nói những điều làm đẹp lòng nhà tuyển dụng chứ không phải là điều mình suy nghĩ và quan niệm. Hãy thể hiện chính mình, nói lên những điều bạn nghĩ, kể lại những điều bạn đã thực sự trải qua, nói lên mong muốn và hy vọng của chính bạn nếu được vào làm công việc này…Lời nói đẹp lòng và khuôn mẫu thì ai cũng có thể nói được (mà chắc chắn là sinh viên người Nhật sẽ nói hay hơn chúng ta ! ), nhưng cái tôi của bạn thì chỉ có mình bạn có ! Và chính cái tôi đó sẽ làm nhà tuyển dụng phải nhớ tới bạn.
  • Kết quả khi đi xin việc không phải là “đậu hay rớt”. Hiếm có ai chỉ xin vào một nơi mà được tuyển dụng ngay, hầu như người đi xin việc nào cũng phải gõ cửa rất nhiều nơi mới tìm được công việc phù hợp. Khi tìm mãi mà vẫn chưa được nơi nào chấp nhận, có thể có lúc bạn sẽ cảm thấy mình thất bại và nản chí. Nhưng đừng bỏ cuộc. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan mà nhà tuyển dụng không chấp nhận bạn, có thể vì quan điểm và giá trị quan của bạn khác với họ, mục tiêu của bạn khác với mục tiêu của công ty,….Nên bạn đừng nản lòng mà hãy tiếp tục kiên trì. Hãy nỗ lực hết mình và rồi bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp với nguyện vọng, sở thích, mục tiêu và kế hoạch của mình.
Advertisement