Wikia Nhật Bản
Advertisement

Câu chuyện cuộc sống là những bài học bổ ích từ xứ sở hoa anh đào, giúp con người trở nên hạnh phúc và giàu sức sống, nghị lực. Nhật Bản là một cường quốc kỷ luật, tôi rèn trong lửa sắt và làm việc nghiêm túc. Bạn có thể nghiên cứu trái tim và tấm lòng bác ái, vị tha và hòa đồng của họ qua những câu chuyện sau.

Câu chuyện thứ nhất[]

Khi gặp trục trặc trong cuộc sống, người Mỹ xả súng, giết người, người Nhật chọn cách rút lui lặng lẽ đứng bên lề xã hội như hikokomori hoặc tồi tệ nhất là tự tử.

Hệ thống chuẩn mực đã tồn tại và quy định nếp sống, sinh hoạt của xã hội Nhật nhiều năm qua, mang lại cho nước Nhật nhiều thành công nhưng cũng chẳng ít mặt trái. Điều này được phản ảnh qua bài viết của tác giả Ngọc Diệp, người đang học Thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế tại Nhật Bản.

Đạp xe chầm chậm trên những con phố quận Kanda và Asakusa, Jun lặng lẽ ngắm người qua lại. Dù trời vẫn chỉ đang mùa hè và đã tối, nhưng anh vẫn muốn kéo cao chiếc mũ áo sụp xuống che khuôn mặt càng nhiều càng tốt. Chẳng biết mình sẽ đi đâu, về đâu, Jun cứ thế đạp xe mãi. Ban ngày, Jun giam mình trong phòng kín, chỉ khi màn đêm buông xuống, anh mới đủ can đảm bước ra khỏi căn phòng mà anh đã giam mình trong đó suốt hơn mười năm qua.

Bỏ học khi chỉ mới 13 tuổi sau khi bị bạn bè ở trường tẩy chay, nhiều năm trôi qua, khi càng lớn lên, Hiro càng không biết mình sẽ sống như thế nào trong phần đời còn lại của mình. Hiếm khi bước ra khỏi căn phòng nhỏ bé ở ngoại ô Tokyo, Hiro dùng sách báo và tivi để cảm nhận về thế giới bên ngoài.

Còn với Kenji, dù đã 43 tuổi, nhưng cuộc sống của anh vẫn chẳng thay đồi nhiều so với hơn 20 năm trước đó. Anh chỉ nói chuyện duy nhất với mẹ, nhưng cũng chẳng thường xuyên, vì mẹ cũng chẳng nhiệt tình tiếp chuyện với anh. Anh sống trong thế giới của riêng mình, dù cũng muốn bước ra ngoài xã hội, nhưng anh thấy quá sợ hãi với thế giới bên ngoài cánh cửa kia.

Hơn 1 triệu người Nhật, trong đó 80% là nam giới, đang chọn cách sống như Jun, Hiro và Kenji. Họ chỉ giới hạn bản thân trong căn nhà đang sống, hiếm khi tiếp xúc với người lạ. Họ mang nỗi sợ hãi trong mình giống như một đứa trẻ bị bỏ lại giữa rừng hoang. Họ dành phần lớn thời gian chơi game, số khác lướt web. Có người uống rượu. Nhưng cũng có những người chẳng làm gì trong nhiều tháng, nhiều năm.

Không thể đi làm, chẳng thể đi học, quá sợ hãi khi giao tiếp với người lạ, họ đã không thể bám được vào với “ đường băng chuyền” đưa những đứa trẻ Nhật qua những năm học phổ thông, đến đại học, vào các công ty, tập đoàn. Hệ thống chuẩn mực đã tồn tại và quy định nếp sống, sinh hoạt của xã hội Nhật nhiều năm qua, mang lại cho nước Nhật nhiều thành công nhưng cũng chẳng ít mặt trái. Dù bộc lộ quá nhiều khuyết điểm, nhưng thay đổi chuẩn mực một xã hội thành công, là điều cực kỳ khó.

Trong tiếng Nhật, Jun, Hiro, Kenji được gọi với cái tên hikikomori.

Hikikomori dùng để nói đến những người chủ động rời bỏ xã hội và khép mình trong thế giới riêng. “hiku” có nghĩa là kéo, komori trong tiếng Nhật là nghỉ ngơi. Dịch đơn giản, hikikomoro có nghĩa “tự rút lui và nghỉ ngơi”.

Theo các bác sỹ, họ không gặp vấn đề về rối loạn tâm lý, cũng không trầm cảm. Họ vẫn theo dõi thế giới, nhiều người trong số họ rất thông minh, cảm nhận về xã hội còn tốt hơn nhiều người đang đi làm công ăn lương hay cả một vài chính trị gia. Chỉ đơn giản, họ không còn muốn bước ra thế giới bên ngoài. Khi phải bước ra thế giới bên ngoài, họ không chịu nổi ánh mắt soi mói chê bai của người khác, chỉ duy nhất căn phòng cá nhân mang lại cho họ cảm giác an toàn và làm chủ cuộc sống.

Những mảnh đời cô đơn[]

Thất bại trong kỳ thi đại học đã làm Jun sụp đổ. Đam mê tha thiết với ngành triết học, cậu đã kỳ vọng và mơ ước rất nhiều về mong muốn sẽ trở thành giáo sư, nghiên cứu thật sâu về lĩnh vực mình yêu thích. Trượt đại học, cậu học sinh Jun 18 tuổi thừa hiểu với xã hội Nhật, việc không vào được đại học có nghĩa đã bị đẩy ra khỏi “đường xe lửa một ray” duy nhất để sống đàng hoàng tự tin trong cuộc sống. Mang cảm giác thất vọng ê chề, Jun cố gắng tự động viên mình để học và ôn thi lại. Rồi đến một ngày, cậu tự hỏi mình: Tại sao cứ phải chịu khổ để cố gắng cho một kỳ thi khổ sở mà chẳng biết rồi có thành công hay không, trong khi cậu có thể tự nghiên cứu triết học?

Sống trong một gia đình với nền tảng lý tưởng, hai bố mẹ làm bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình ở bệnh viện lớn của Nhật. Nhưng cậu cho biết, chính ở nhà, khi lớn lên cậu chẳng bao giờ cảm thấy được yêu thương. Dù rất thành công trong sự nghiệp, nhưng họ không bao giờ có thể nói được một câu yêu thương với nhau, nói gì đến đứa con trai bé nhỏ.

Jun nhiều lần cố gắng nói chuyện với bố mẹ, kết quả chỉ là những cuộc cãi vã không hồi kết. Sống trong cùng một căn nhà, nhưng 3 người hiếm khi ăn cùng nhau. Bữa ăn của cậu được người phục vụ để trước phòng, cậu ăn trong phòng và sau khi ăn xong lại để bát đĩa ra ngoài. Cậu biến đêm thành ngày, ngày thành đêm, từ chối giao tiếp với người mà anh cho rằng quá soi mói đến cuộc sống của anh. Ban ngày cậu đọc sách, ngủ, lướt web. Khi màn đêm buông xuống, cậu mới cảm thấy đủ an toàn để bước ra đường, đạp xe vô định khắp các con phố Tokyo.

Không phải Jun không ý thức được những gì mình trải qua, và tương lai sẽ u tối nhàm chán thế nào. Jun nhiều lần cố gắng thuyết phục mẹ đi cùng mình đến khám bác sỹ tâm lý, nhưng mẹ anh kịch liệt từ chối. Đối với bà, đi cùng đứa con trai do mình đẻ ra đến bác sỹ giống như tát vào mặt bà, chẳng khác nào bà thừa nhận với xã hội bà đã thất bại trong việc nuôi dậy con. Bà hài lòng với việc giấu sự thất bại của mình khi Jun tự trốn khỏi cuộc sống và sự dèm pha của hàng xóm và xã hội, hơn việc bà phải thừa nhận sự thất bại đó, dù bà cũng biết có thể sự thừa nhận và nỗ lực sẽ khiến cho con bà trở nên tốt hơn.

Đến một ngày, sau khoảng 2 năm giam mình trong phòng và nỗ lực thuyết phục mẹ đến bác sỹ tâm lý với mình bất thành, Jun cố gắng tự tìm đến bác sỹ tâm lý. Anh thực sự muốn thoát ra cuộc sống hiện tại, nhưng anh nhận ra rằng, bác sỹ chỉ nhận tiền của anh, đưa cho anh thuốc an thần, thuốc ngủ, chẳng ai thật sự quan tâm anh nghĩ gì, muốn gì, mang đến cho anh dù một sự động viên hình thức. Càng ngày Jun càng rơi vào tuyệt vọng và khép kín.

Với Kenji, những năm học phổ thông thực sự kinh hoàng đối với anh. Đối với mỗi đứa trẻ cấp1, cấp 2, những xung đột, cãi cọ trẻ con hoàn toàn không thể tránh khỏi. Nhưng với trẻ con Nhật, khi chúng không thích một ai đó, thay cho giải quyết câu chuyện bằng nắm đấm, chúng thường khơi mào ra một cuộc “Chiến tranh Lạnh”. Với những đứa trẻ cứng rắn hoặc nhận được sự quan tâm đầy đủ của nhà trường, gia đình, cuộc chiến ấy cũng không phải khó vượt qua. Chỉ tiếc không phải đứa trẻ nào cũng nhận được hỗ trợ cần thiết để vượt qua khó khăn tuổi đi học. Kenji nằm trong số đó.

Kenji bắt đầu bị bạn bè tẩy chay từ khi học lớp 5. Kenji tìm khắp các bạn bè chỉ để hiểu lý do tại sao mình bị đối xử như vậy, nhưng chẳng ai trả lời. Bọn trẻ không rủ Kenji đi ăn trưa, không rủ đi chơi thể thao, ngó lơ với Kenji khi gặp cậu bé trong lớp cũng như ngoài đường. Kenji chẳng làm cách nào để hiểu được những gì đang diễn ra xung quanh mình. Chán nản, cậu bỏ học và thời gian sau đó lại quay lại trường.

Kenji cũng dần quên chuyện cũ, cậu bé cố gắng học tiếp đến lớp 7 trong môi trường mới dù không có nhiều bạn, nhưng gì đã trải qua như đang dần phai nhạt đi trong tâm trí. Đến một ngày, một vài đứa trẻ xì xào rằng Kenji từng bị tẩy chay ở trường cũ từng bỏ học, lời đồn đến tai, Kenji bắt đầu thấy sợ hãi, cảm giác giống như cậu đã từng ăn cắp, bị trừng phạt rồi nay người ta lại cố gắng nhắc lại nỗi xấu hổ của cậu.

Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi ngay đến cả giáo viên của Kenji cũng biết chuyện, thầy giáo gọi cậu lên, nhìn cậu với một ánh mắt và nói: “Tôi đã biết tất cả những gì xảy ra ở trường cũ của em. Mọi chuyện thật tồi tệ.” Kenji kể lại, lúc đó với cậu, trời đất như sụp xuống chân. Kenji kể lại, với một giọng rưng rưng cảm xúc như thế chuyện cách đây đến gần 30 năm vừa mới xảy ra ngày hôm qua: “Thầy đã không hiểu tôi bị bắt nạt như thế nào, tôi thực sự cần thầy giúp tôi tồn tại trong môi trường mới, nhưng thầy đã quay lưng với tôi. Tôi chẳng có ai để bám víu ở trường.”

Kenji bỏ học, và kể cả nhiều tháng sau khi cậu bỏ học, cũng chẳng có thầy cô nào ở trường đến nhà tìm hiểu lý do. Mất bố từ năm 4 tuổi, mẹ làm việc vất vả cực nhọc với mức lương còm cõi trong một bệnh viện, bản thân Kenji đã là một đứa trẻ yếu đuối.

Còn với mẹ Kenji, vì quá thương con trai, bà nghĩ rằng nếu đi học mà cảm thấy không thích thú và bị tổn thương, bà tin việc rời trường sẽ giúp hàn gắn vết thương tinh thần cho đứa con trai bé nhỏ. Cũng chẳng có luật nào buộc một đứa trẻ 14 tuổi phải quay lại trường hợp, ngày qua ngày rồi tháng này sau tháng khác, nhiều năm trôi qua, Kenji lớn lên không học vấn, không nghề nghiệp.

Một xã hội đầy nguyên tắc[]

Với người phương Tây, khi họ gặp trục trặc trong cuộc sống, họ thường chọn cách bộc lộ ra ngoài, giống như một quả bóng nổ (explode). Thế nhưng với người Nhật, cách giải tỏa của họ hướng vào phía trong (implode).

Sau 2 thập kỷ kinh tế khó khăn, cuộc sống chật vật hơn nhưng ở Nhật cũng chẳng có nhiều cuộc biểu tình đòi việc làm, đòi cải cách mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia xã hội học tính toán rằng nếu câu chuyện tương tự xảy ra ở các nước phương Tây, chắc hẳn số lượng các cuộc biểu tình sẽ lớn hơn rất nhiều. Khi gặp trục trặc trong cuộc sống, người Mỹ xả súng, giết người, người Nhật chọn cách rút lui lặng lẽ như hikokomori hoặc tự tử.

Xã hội Nhật kỷ cương, trật tự, nguyên tắc không chấp nhận và không tạo cơ hội cho những đứa trẻ không thể đưa mình vào đường ray xe lửa tuần hoàn chạy thông suốt, hết cấp 1 lên cấp 2, rồi lên cấp 3 và sau đó phải vào đại học, xin làm việc trọn đời tại một công ty. Thế nhưng chẳng phải đứa trẻ nào cũng có thể vào được đại học. Nếu ở một ngưỡng cửa nào, đứa trẻ ấy không bước tiếp được, hoặc chọn hướng đi khác, cơ hội để sống một cuộc sống bình thường, đối với nhiều đứa trẻ, dường như không có.

Nếu không đi làm công ty lớn, sẽ đi làm công ty nhỏ. Danh dự của một con người không phải đến từ bản thân anh ta có mà từ tấm danh thiếp anh ta có thể chìa ra, từ câu tuyên bố, tôi làm cho tập đoàn A,B,C. Nếu không thể có được những thứ trên, con người dường như chỉ tồn tại mà không “sống”.

Hoạt động khởi nghiệp cá nhân không mấy được khuyến khích. Các tập đoàn, ngân hàng liên kết cho vay dựa trên mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Tín dụng dành cho cá nhân khởi nghiệp không được khuyến khích phát triển mạnh.

Câu chuyện của những đứa trẻ trong trường học với nhau không phải sau này bạn mơ ước làm gì, mà bạn mơ ước sẽ làm cho tập đoàn nào, công ty nào? Sự nổi bật cá nhân không được khuyến khích, mà cá nhân luôn phải đặt trong tập thể. Những đứa trẻ từ bé đến lớn luôn phải đến trường trong những bộ đồng phục giống nhau chằn chặn, không được phép ăn mặc khác. Vì thế nếu bạn dám nghĩ khác, dám bước những bước đi khác, nó đồng nghĩa với không còn đường quay lại một xã hội bình thường, được công nhận.

Nếu Jun, Hiro, Kenji sống trong xã hội đề cao cá nhân và chấp nhận như khác biệt như Mỹ, chắc hẳn họ đã có thể trở thành lập trình viên, nghệ sỹ… Chỉ tiếc trong một xã hội đề cao văn hóa tập thể và nguyên tắc như Nhật, đi ra ngoài nguyên tắc, đồng nghĩa với tự đẩy mình đi, và xã hội cũng không chấp nhận để cho bạn quay lại nữa.

Câu chuyện thứ hai[]

Nghề cao quý bị những kẻ vô đạo đức làm vấy bẩn khi năm học vừa qua có 141 thầy giáo bị trừng phạt vì hãm hiếp học sinh, tăng gần gấp đôi hai năm trước

Cả nước Nhật hồi tháng 7 năm ngoái sửng sốt về một vụ phạm tội. Noriko Kamie, nữ sinh 12 tuổi, nhảy ra từ một chiếc xe ô tô đang chạy trên con đường cao tốc tại Kobe. Chân trần, tay bị trói, cô bé bị một chiếc xe tải cán chết ngay tại chỗ. Người đàn ông chở Noriko trên xe là Ken Fukumoto, 34 tuổi, giáo viên khoa học xã hội trường trung học đã có “hẹn hò” cô bé qua điện thoại. Tháng 11-2001 ông thầy dâm đãng này thú tội định dụ dỗ để hãm hiếp Noriko nên gây ra cái chết thương tâm cho cô bé. Công chúng Nhật Bản căm phẫn và không thể ngờ tội phạm lại là một thầy giáo. Ông Nobuyuki Iwatsuki, hiệu trưởng trường trung học của Noriko, không nén nổi nỗi đau: “Bất cứ kẻ nào phạm tội như thế đều không thể được tha thứ, huống chi vụ này khủng khiếp quá”. Khủng khiếp vì thầy âm mưu hiếp trò. Càng khủng khiếp hơn vì tệ nạn thầy xâm phạm tình dục học sinh trong nhà trường Nhật Bản hiện nay không còn là cá biệt. Bằng chứng là sự tiết lộ của Bộ Giáo dục Nhật Bản hồi tháng 12-2001 cho biết trong năm học vừa qua có 141 thầy giáo trường công lập bị trừng phạt về những hành vi đồi bại đối với học sinh, tăng gần hai lần so với hai năm trước. Ngay hồi tháng 1 năm nay, một giáo viên trường cao đẳng ở tỉnh Kagoshima đã bị bắt quả tang đang có quan hệ tình dục với một nữ sinh 16 tuổi. Một thầy giáo ở Saitama bị kết tội mua dâm 380 USD với một nữ sinh 13 tuổi. Một giáo viên trung học ở Tokyo bị kết án 1 năm tù vì đã sờ soạng một nữ sinh trên xe lửa. Một giáo viên ở Osaka bị sa thải vì đã lén lút đặt camera trong phòng tắm của nữ sinh.

Nhiều nhà quan sát cho rằng chất lượng giáo viên Nhật Bản đã sa sút hơn trước. Luật sư Tsuboi nói: “Các trường học chỉ ngày càng chú ý tới bằng cấp học vị khi tuyển chọn giáo viên mà quên mất phẩm chất, đạo đức. Tệ hại hơn nữa là có nhiều ông thầy tự cho mình có quyền sàm sỡ với nữ sinh (!). Từ đó dẫn đến phạm tội chỉ còn là gang tấc”.

Nhà giáo Akiko Kamei, Trưởng Ban Bảo vệ học sinh chống nạn xâm phạm tình dục trong nhà trường, nêu một sự thật: “Rất nhiều trường hợp, các em không hiểu mình bị quấy rối tình dục, chỉ nghĩ là trò đùa, mãi sau này lớn lên mới hiểu. Hoặc có trường hợp bị thầy lợi dụng kiểm tra sức khỏe, kiểm tra thân thể để làm bậy, chúng cũng cho qua, không tố cáo. Nhiều ông bố bà mẹ ngần ngại không dám lên tiếng vì sợ con em mình bị cho điểm kém, thậm chí bị trù dập”. Các chuyên gia giáo dục và luật pháp Nhật Bản thống nhất cho rằng số vụ thầy giáo phạm tội xâm phạm tình dục học sinh ngày càng tăng, không thể không rung chuông báo động cho toàn xã hội, trước hết là nhà trường và các bậc cha mẹ: nghề dạy học cao quý phải xứng đáng với tính chất thiêng liêng này.

Câu chuyện thứ ba[]

Từ rất lâu rồi, người ta đã lưu truyền câu nói “ăn cơm tàu, lấy vợ nhật, ở nhà Tây”. Ngoan hiền, chung thủy, chịu thương chịu khó, đã có thời những người vợ Nhật được đàn ông nhiều nước trên thế giới coi là chuẩn mực tối cao của … nghiệp làm vợ.


Song, thời thế đã thay đổi.

Trong cơn lốc suy thoái kinh tế và suy thoái các giá trị truyền thống, những phụ nữ trẻ Nhật Bản là những người chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Không thể phủ nhận rằng, phụ nữ Nhật là những người có truyền thống chiều chồng, thương con và hết mực chăm lo cho gia đình. Thế nhưng, yếu tố quan trọng nhất mang đến sự "hoàn hảo" của vợ Nhật, chính là từ sự phân công trách nhiệm rất rõ ràng trong các gia đình Nhật.

Ở đó, câu nói "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" được quán triệt tuyệt đối. Những người chồng chịu trách nhiệm kiếm tiền nuôi sống gia đình, còn người vợ chỉ việc làm tốt vai trò nội tướng. Chuyện những cô gái cầm vài tấm bằng đại học về nhà nội trợ là chuyện thường ở huyện.

Thế nhưng, khoảng 6-7 năm trở lại đây, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, những cô gái Nhật buộc phải thay đổi cách nghĩ. Những cô gái trẻ buộc phải tự chủ về kinh tế, không thể "sau này lấy chồng dựa chồng". Còn những bà nội trợ, cũng bị quăng ra khỏi căn bếp, tự đi kiếm việc làm.

Và, rất nhiều người trong số đó, bị cuốn vào ma trận của ngành công nghiệp tình dục

Khoảng 5-6 năm trở lại đây, các nhà sản xuất JAV (phim người lớn) cho biết, công việc tìm kiếm diễn viên mới trở nên rất dễ dàng. Đơn giản là thu nhập từ mỗi lần đóng phim quá cao, quá hấp dẫn đối với cả những cô gái trẻ lẫn phụ nữ có gia đình.

Mỗi tối, hàng loạt cô gái từ khắp nơi đổ về để bắt đầu "làm việc". Theo trang tokyo reporter - một trang web điểm tin tức của Nhật Bản thì 30% trong số đó là các phụ nữ trẻ đã có gia đình. Đồng thời, thi thoảng cảnh sát còn phát hiện cả những cô bé 12-13 tuổi trang điểm già dặn và tới đây đi khách.

Theo trang tokyo reporter (http://www.tokyoreporter.com, một trang web điểm tin tức của Nhật Bản) thì 40% trong số đó là các phụ nữ trẻ đã có gia đình. Đồng thời, thi thoảng cảnh sát còn phát hiện cả những cô bé 12-13 tuổi trang điểm già dặn và tới đây đi khách. Mới hồi tháng 4 vừa quá, cảnh sát ở Osaka đã phát hiện một quán bar người lớn đã sử dụng tiếp viên là nữ sinh tiểu học!

(Chú ý: bậc tiểu học ở Nhật kéo dài đến lớp 6. Cô bé bị bắt ở Osaka đang học lớp 6, 12 tuổi)

Trên tờ Shukan Bunshun Cô Ayano Y. , 32 tuổi, cho biết : cô đã làm tiếp viên trong Sex Bar từ đầu năm nay. Trước đó, hồi năm ngoái,cô đã quyết định kiếm một công việc làm thêm để giúp trả khoản nợ của gia đình.

Tuy nhiên, rất nhiều người cũng đang đi tìm một công việc bán thời gian, lương thấp, không cần kỹ năng như cô. Sự suy giảm của nền kinh tế đã khiến những việc làm toàn thời gian trở nên khan hiếm.

Sau rất nhiều nỗ lực, cô vẫn không tìm được việc làm. Cô nhận ra sự thật phũ phàng rằng rằng mình không hề có cơ hội khi những đối thủ của cô là những phụ nữ trẻ, độc thân và những người đàn ông trung niên sẵn sàng làm việc cả ngày. Ayano chua chát nói: "Một phụ nữ bận rộn với công việc gia đình, không có kinh nghiệm làm việc như tôi, làm gì còn công việc nào khác ngoài đi mua vui cho những kẻ giàu có?"

Tờ Weekly Playboy ra ngày 3 tháng 5 còn dẫn lời một bà mẹ trẻ: Nếu tôi không làm công việc này thì con gái tôi sau này sẽ phải làm. Nếu không, một gia đình làm công ăn lương như chúng tôi không thể trang trải nổi cuộc sống và cho các con học hành đến nơi đến chốn. Giá mà Nhật Bản cũng miễn phí giáo dục hoàn toàn như ở Bắc Âu thì tốt.

Ăn nên làm ra nhất là các quán Bar dành cho người lớn. Họ có thêm cả nguồn khách hàng và tiếp viên khổng lồ. Những night pub kiểu "happening bar" hay "couple kissa" xuất hiện ngày càng nhiều. Ở đó, các cô gái độc thân hay có gia đình, các viên chức ăn lương dù đầu hói hay tóc còn xanh, sẽ cùng "vui vầy" trong những bữa tiệc tình dục theo nhóm.

Ở đây, ngoài những tiếp viên đi làm để kiếm tiền, còn có cả những cô gái bình thường, đến đây kiếm tìm niềm vui, sau khi đã quá mệt mỏi với chuyện chồng con và công sở. Áp lực cuộc sống và gánh nặng tiền bạc quá nặng nề, khiến cuộc sống tình dục trong gia đình gần như đóng băng. Những ông chồng vì bận công việc nên cả tháng trời không thèm đụng đến vợi, khiên họ chán nản và quyết định đi tìm luồng gió mới ở ngoài.

Vấn đề này đã được Vnexpress đăng tải cách đây không lâu. Người viết điểm lại một vài chi tiết đáng chú ý:

"Tôi không thích đàn ông già, nhưng cũng tùy, nói chung tôi có thể quan hệ với ai cũng được", một cô nội trợ tuổi ngoài 20 tên là Mari nói. Cô đi cùng người mối lái của quán bar Happening và một viên chức hói đầu gấp đôi tuổi cô.

"Tôi chưa bao giờ đến những nơi như thế này trước đây, nhưng bạn bè tôi rất hay kể về nó", cô giải thích. "Gần đây tôi gặp nhiều chuyện không vui ở nhà nên cuối cùng, tôi bảo bạn tôi dẫn đến đây".

Giống nhiều giáo viên tiếng Anh, các nhân viên văn phòng và những khách hàng khác ở khu Kabukicho của Tokyo, Mari bước ra khỏi cuộc sống thường nhật để đến với Happening Bar. Đó là những câu lạc bộ tư nhân, nơi những người độc thân hay các đôi trai gái nhau tụ tập để cùng tham gia "trò chơi người lớn".

"Hôm nay, tôi đã quan hệ với khoảng 20 người. Chuyện này giống như chơi thể thao vậy, chúng tôi kết nối với nhau. Tôi cảm thấy rất cởi mở", Mari nói.

Saori, một cô gái khác, thì giải thích rằng quán bar đã trở thành một điểm đến quen thuộc hàng tuần của cô. "Chồng tôi không biết tôi đến đây đâu", Saori thừa nhận.

"Khi đến đây lần đầu tiên, tôi có cảm giác khá tội lỗi và nghĩ rằng mình nên ly hôn. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận ra tôi vừa muốn có chồng vừa thích nơi này, vì thế tôi phải giữ bí mật".

Thậm chí, nhiều khảo sát cho thấy, đa số nữ thanh niên Nhật hoàn toàn không nghĩ đến chuyện lập gia đình. Với họ, lập gia đình chỉ là một gánh nặng, cản trở họ tìm đến những "cơ hội giàu có" và "tìm niềm vui trong cuộc sống".

Một nữ sinh viên Nhật cho biết: "Độc thân, tôi dễ dàng kiếm được những công việc hay ho mà thu nhập lại cao. Độc thân, tôi có thể vui vẻ với bất kì chàng trai nào tôi thích. Vậy lấy chồng làm gì?"

Nhiều Blogger Nhật Bản đã viết, chẳng bao lâu nữa thôi những cô vợ Nhật truyền thống sẽ chỉ còn là huyền thoại

Khủng hoảng kinh tế đúng là một bi kịch. Nó phá tung tất cả lề thói xã hội và tư cách con người.

Ngẫm ra, đâu cũng vậy thôi. "Không có tiền thì cạp đất mà ăn à ?".

Câu chuyện thứ tư[]

Lực lượng cảnh sát Nhật Bản như "nín thở" để chuẩn bị đối phó với những cuộc xung đột của các nhóm tội phạm sau khi băng đảng xã hội đen yakuza lớn nhất chia cắt vì bất đồng.

Báo chí Nhật Bản những ngày qua cho biết, nội bộ Yamaguchi-gumi, tổ chức tội ác quy mô nhất nước này, xảy ra chia rẽ nội bộ sâu sắc dẫn đến phân tách thành các nhóm khác nhau.

Theo tờ Asahi Shimbun, sự việc phát sinh khi Kenichi Shinoda, 73 tuổi, ông trùm tối cao của Yamaguchi-gumi, muốn chuyển tổng hành dinh từ thành phố Kobe đến Nagoya. Tuy nhiên, nhiều thủ lĩnh dưới quyền Shinoda không đồng tình vì họ không muốn rời lãnh địa hoạt động truyền thống. 

Tuy nhiên, báo Sankei cho biết, nguyên nhân sâu xa của sự phản đối do các nhóm bất mãn về sự phân biệt đối xử của “bố già”. 

Hồi năm 1984, ông Shinoda đến Nagoya và chiêu mộ một nhóm gọi là Kodo-kai. Dưới sự bảo trợ của ông trùm, Kodo-kai phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua, mở rộng ảnh hưởng đến cả Tokyo và nhiều vùng phía Đông Nhật Bản. 

Sự bành trướng này khiến các thủ lĩnh chủ chốt của Yamaguchi-gumi tại những căn cứ truyền thống ở miền Tây tức giận. Họ cho rằng Shinoda quá thiên vị và giành nhiều ưu đãi cho Kodo-kai. Đề xuất di chuyển nguồn lực và đổi trụ sở căn cứ chính là giọt nước làm tràn ly. 

Tại một cuộc kín hôm 27/8 vừa qua, các nguồn tin cảnh sát cho biết "bố già" Shinoda đã thông báo cắt đứt quan hệ với 13 phó tướng. Trước đây, Yamaguchi-gumi quy tụ 72 nhóm nhỏ, mỗi nhóm do một thủ lĩnh quản lý và hoạt động ở các khu vực nhất định. 

Theo cảnh sát, những nhóm vừa tuyên bố rời Yamaguchi-gumi đều là các nhóm mạnh và lâu đời nhất. Họ đã hoạt động lâu năm ở Kobe và đang lên kế hoạch thành lập băng đảng riêng đối trọng với ông Shinoda. 

Trước tình hình này, cảnh sát lo lắng rằng những vụ đối đầu bạo lực giữa nhóm mới và lực lượng trung thành với Shinoda sẽ nảy sinh. Trước đây, vào giai đoạn 1985 - 1987, một xung đột đẫm máu xảy ra nội bộ Yamaguchi-gumi khi các nhóm giao chiến với nhau khiến 25 người chết và hơn 70 người bị thương. 

Ông Brett Bull, một phóng viên chuyên theo dõi tin tội phạm tại Nhật, nhận định việc di chuyển căn cứ chủ yếu vì lý do kinh tế hơn là vì chiến dịch trấn áp tội phạm của cảnh sát.

“Thủ đô Tokyo chắc chắn dễ kiếm tiền hơn. Tuy nhiên, việc Yamaguchi-gumi xảy ra lục đục khiến cảnh sát ở thành phố Kobe đang trong tình trạng cảnh giác cao độ. Họ đã sẵn sàng các biện pháp tấn công phủ đầu để dập tắt mọi rắc rối", ông cho biết. 

Băng đảng Yamaguchi-gumi thành lập vào năm 1915. Ông trùm đầu tiên là Harukichi Yamaguchi, từng là ngư dân sinh sống trên đảo Awaji gần Kobe. Hiện tại, cảnh sát cho biết tổ chức này quy tụ hơn 23.000 thành viên và hoạt động ở hầu hết 47 tỉnh, thành phố của Nhật Bản.

Ông Shinoda trở thành thủ lĩnh tối cao thứ 6 của Yamaguchi-gumi kể từ năm 2005. Ông từng bị cảnh sát bắt và phải ngồi tù vì các tội danh liên quan đến sở hữu và sử dụng vũ khí trái phép. Shinoda ra tù năm 2011.

Video[]

https://www.youtube.com/watch?v=wt__lHCuH5g

Advertisement